[Chuyên ngành] Thuốc lá điện tử: Bộ Công Thương xác nhận chưa có doanh nghiệp nào được cấp phép kinh doanh | Singhang Logistics 2024

[Chuyên ngành] Thuốc lá điện tử: Bộ Công Thương xác nhận chưa có doanh nghiệp nào được cấp phép kinh doanh | Singhang Logistics 2024

[Chuyên ngành] Thuốc lá điện tử: Bộ Công Thương xác nhận chưa có doanh nghiệp nào được cấp phép kinh doanh | Singhang Logistics 2024

Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các biện pháp quản lý thuốc lá điện tử đang tràn lan trên thị trường.

Tại phiên trả lời chất vấn chiều ngày 4/6, đại biểu đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải pháp bảo vệ người tiêu dùng trước tình trạng buôn bán, vận chuyển thuốc lá điện tử tràn lan.

Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Lam (đoàn Bến Tre) nêu thực trạng: Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng chưa được thừa nhận ở Việt Nam song được bán tràn lan trên thị trường. Loại thuốc lá này gây ảnh hưởng đến sức khỏe đến người dân, đặc biệt là giới trẻ.

Theo bà Lam, các sản phẩm thuốc lá điện tử trên thị trường hiện nay là hàng nhập lậu, chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bà đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trong quản lý thị trường và cam kết của Bộ trưởng về vấn đề này.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được điều chỉnh bởi Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Trong khi đó, thuốc lá điện tử, nung nóng là loại thuốc lá thế hệ mới, chưa được điều chỉnh trong luật nên thời gian qua có khoảng trống pháp lý lớn.

Bộ Công Thương chưa cấp phép kinh doanh thuốc lá thế hệ mới cho bất kể đơn vị nào. Bộ đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các địa phương đấu tranh, thu giữ nhiều sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn chiều 4/6 | Singhang Logistics
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn chiều 4/6 | Singhang Logistics

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ quyết liệt cùng các bộ ngành, do Bộ Y tế chủ trì, để ban hành chính sách rõ ràng hơn trong quản lý thuốc lá điện tử nhằm lấp khoảng trống pháp lý.

Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp cơ quan chức năng địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; phối hợp chặt chẽ các lực lượng như Ban chỉ đạo 389, lực lượng hải quan, biên phòng, chính quyền các địa phương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại Công điện số 47 ngày 13 tháng 05 năm 2024 để quản lý tốt thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang lan tràn trên thị trường.

Rất khó quản lý bán hàng trên các Kênh Thương Mại Điện Tử

Tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu đặt câu hỏi về cách quản lý hoạt động bán hàng trên môi trường thương mại điện tử, những phiên livestream có dấu hiệu bất thường như thu trăm tỷ mỗi ngày hoặc giá rẻ bất ngờ, gây hoang mang trên thị trường về hàng thật, hàng giả.

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam) nêu quan điểm, cần phải có chế tài xử lý vi phạm trong thương mại điện tử để bảo vệ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc kiểm tra hàng hóa của các doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường này cũng cần sự vào cuộc của nhiều ngành, nhiều cấp. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng nêu rõ những giải pháp khắc phục triệt để.

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên) cũng cho rằng, quản lý các sàn thương mại điện tử thì rất dễ vì đã có định danh. Nhưng các cá nhân bán hàng mới là vấn đề đáng lo.

“Họ livestream bán hàng doanh thu cả trăm tỷ đồng mỗi ngày là vấn đề rất lớn. Với livestream vừa rồi bộ có biết không, nhận định đó là thật hay ảo, bảo vệ quyền lợi thế nào, có kinh nghiệm quốc tế gì và bộ đã tham khảo chưa?”, ông Nghĩa hỏi.

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên) | Singhang Logistics
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn Phú Yên) | Singhang Logistics

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trả lời: Việc quản lý hoạt động livestream bán hàng trên thương mại điện tử rất khó khăn, không chỉ trách nhiệm của ngành công thương mà rất nhiều ngành như công nghệ thông tin, tài chính.

Giải pháp tốt nhất là Bộ sẽ chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan để kiểm tra, kiểm soát và xử lý; sử dụng lực lương quản lý thị trường để phát hiện những hành vi sai phạm, nhất là tìm các địa điểm mà đối tượng tập kết hàng hóa, thường xuyên giao dịch.

Đồng thời, tiếp tục rà soát cơ chế chính sách, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật; đảm bảo hoàn thiện, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương trong việc xem xét, xử lý xung đột về lợi ích ban đầu xảy ra trong các trường hợp này.

Đối với các trường hợp có căn cứ là vi phạm, Bộ sẽ hoàn tất hồ sơ chuyển hồ sơ tới các cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, cần làm tốt công tác truyền thông để người tiêu dùng nhận thức và tránh được những hiện tượng này.

Đề xuất bỏ Quy Định Miễn Thuế với hàng Nhập Khẩu giá trị nhỏ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, hoạt động thương mại điện tử đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn.

Đó là người tiêu dùng phải đối mặt với mất an toàn dữ liệu cá nhân; hàng giả, hàng kém chất lượng, tính an toàn thấp chưa được kiểm soát chặt chẽ đã và đang bao vây, sẵn sàng đổ bộ vào nước ta, ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp sản xuất cũng như người tiêu dùng; thách thức thứ ba là thất thu thuế.

Theo Bộ trưởng, tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân, mua bán, chiếm đoạt dữ liệu cá nhân trên môi trường mạng tuy không phổ biến nhưng thời gian qua Bộ Công Thương đã nhận diện rõ vấn đề này.

Bộ đã nghiên cứu tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định 55 hướng dẫn thi hành luật, trong đó có bổ sung nhiệm vụ tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, như phải xây dựng quy tắc bảo vệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh của người tiêu dùng.

Ngày 1/7, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực, hy vọng sẽ góp phần khắc phục tình trạng trên.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Công an xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm các quy định của pháp luật toàn diện các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử; Yêu cầu các tổ chức cá nhân kinh doanh xây dựng quy tắc bảo mật thông tin; Yêu cầu sản giao dịch điện tử công khai chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

Toàn cảnh phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên | Singhang Logistics
Toàn cảnh phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên | Singhang Logistics

Về giải pháp chống hàng giả, Bộ thường xuyên khuyến nghị đến người sản xuất trong nước chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, nhất là trên môi trường thương mại điện tử.

Bộ Công Thương cũng trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và nghị định hướng dẫn triển khai đề án chống hàng giả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, và triển khai cơ chế trực tuyến 24/7 để tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng cả nước.

Riêng trong năm 2023, đã tiếp nhận và gỡ bỏ hơn 18.000 sản phẩm và chặn hơn 5.000 gian hàng vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng qua thương mại điện tử.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chủ động phối hợp các bộ ngành chức năng tham mưu Chính phủ xem xét ban hành nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử. Theo đó, tách bạch giữa luồng hóa thông thường với hàng hóa thương mại điện tử để tăng cường quản lý người bán nước ngoài qua kênh này.

Đối với giải pháp chống thất thu thuế, theo thống kê, nộp thuế trong lĩnh vực này của năm 2023 tăng trên 16% so với năm 2022. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận còn thất thu thuế trong lĩnh vực này.

Bộ Công Thương tích cực phối hợp với ngành thuế và Bộ Tài chính chia sẻ dữ liệu của hơn 900 website và gần 300 ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử để thực hiện rà soát và tăng cường quản lý thuế trong thương mại điện tử.

Theo thống kê, hiện nay 4 sàn thương mại điện tử lớn nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD hàng hóa mỗi năm. Do đó, Bộ đề xuất bỏ quy định miễn thuế nhập khẩu và thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ để tránh thất thu thuế.

Đồng thời, tránh tình trạng nhập khẩu qua thương mại điện tử cạnh tranh với hàng trong nước mà không bị áp thuế.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ logistics cho doanh nghiệp

Theo đại biểu Dương Khắc Mai (Đăk Nông), dịch vụ logistics và năng lực vận tải trong nước còn hạn chế, làm tăng chi phí vận chuyển và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Ông Mai đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp về cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics, năng lực vận tải trong nước, giảm thiểu chi phí lưu thông hàng hóa.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, chi phí logistics của Việt Nam hiện nay rất cao, bình quân khoảng 17% giá trị hàng hóa, cao gấp 1,5-2 lần bình quân thế giới. Nguyên nhân chính là cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics của Việt Nam còn chưa hoàn thiện, thiếu tính liên kết, hệ thống kho bãi, trung tâm logistics còn hạn chế, công nghệ quản lý còn lạc hậu.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng logistics, nâng cao năng lực vận tải, tăng cường liên kết vùng miền, kết nối các trung tâm logistics với cảng biển, sân bay, cửa khẩu biên giới để giảm chi phí lưu thông hàng hóa.

Ngoài ra, Bộ sẽ đề xuất Chính phủ có cơ chế ưu đãi về thuế, phí, đất đai, kho bãi cho các doanh nghiệp logistics, đặc biệt là các trung tâm logistics ở khu vực biên giới, nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đăk Nông) | Singhang Logistics
Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đăk Nông) | Singhang Logistics

Khai thác hiệu quả FTA

Trả lời câu hỏi về việc khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, vấn đề quan trọng nhất là con người.

Ông đề nghị mỗi ngành, địa phương có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ am hiểu về FTA, có kỹ năng đàm phán và hiểu biết pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, cần xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp cận, khai thác hiệu quả các FTA, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Bộ Công Thương vượt qua khó khăn dù thiếu lãnh đạo

Bộ trưởng Công Thương: "Thời gian qua, Bộ Công Thương liên tục thiếu lãnh đạo" | Singhang Logistics
Bộ trưởng Công Thương: “Thời gian qua, Bộ Công Thương liên tục thiếu lãnh đạo” | Singhang Logistics

Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thừa nhận, Bộ Công Thương liên tục thiếu lãnh đạo chủ chốt, nhưng ngành công thương vẫn vượt qua khó khăn, đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Bộ sẽ tiếp tục nỗ lực, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong quản lý thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Qua phiên chất vấn, Bộ Công Thương đã thể hiện rõ quyết tâm trong việc quản lý và điều chỉnh các hoạt động thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững. Đây là những bước đi quan trọng hướng tới một môi trường kinh doanh minh bạch và lành mạnh hơn.

Những giải pháp và cam kết của Bộ Công Thương là nền tảng quan trọng để xây dựng một môi trường thương mại điện tử an toàn, bảo vệ người tiêu dùng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước phát triển. Cùng với sự phối hợp của các cơ quan chức năng, hy vọng rằng những thách thức hiện nay sẽ sớm được giải quyết.

Đồng thời, để hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics hiện đại và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, SINGHANG LOGISTICS đã và đang cung cấp các GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN như Vận tải đa phương thức, Kho bãi hiện đại, Dịch vụ hải quan chuyên nghiệp và Ứng dụng công nghệ tiên tiến… SINGHANG LOGISTICS cam kết đồng hành cùng Quý doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Dịch vụ Tư vấn giải pháp Logistics tại Singhang Logistics:

  1. Tư Vấn Chi Tiết: Đội ngũ chuyên gia tư vấn của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các thủ tục hành chính cần thiết cho quá trình xuất nhập khẩu. Chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hiểu rõ và tuân thủ đúng các quy định và điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu.
  2. Giải Pháp Tùy Chỉnh: Chúng tôi hiểu rằng mỗi doanh nghiệp có các yêu cầu riêng biệt. Vì vậy, chúng tôi cung cấp các giải pháp tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng khách hàng, giúp họ tối ưu hóa quy trình hành chính và giảm thiểu rủi ro.
  3. Hỗ Trợ Thực Tế: Ngoài việc tư vấn, chúng tôi còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Chúng tôi cam kết cung cấp sự hỗ trợ toàn diện, từ việc chuẩn bị giấy tờ đến việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy và chuyên nghiệp trong việc tư vấn thủ tục hành chính cho quá trình xuất nhập khẩu, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay:

SINGHANG LOGISTICS sẵn lòng đồng hành và hỗ trợ bạn trong mọi khía cạnh của quá trình xuất nhập khẩu, giúp doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh mẽ và bền vững trên thị trường quốc tế.

Nếu bài viết này của Singhang mang lại thông tin hữu ích cho bạn, vui lòng Like và Share để bạn bè của bạn cùng đọc nhé!

Bài viết liên quan

Chuyên mục

Bài viết mới

Scroll to Top
Tư vấn 1-1 Hỗ trợ từ a-z Giải pháp Logistics | Singhang Logistics
Tư vấn 1-1 Hỗ trợ từ a-z Giải pháp Logistics | Singhang Logistics